Viễn cảnh Mỹ vỡ nợ sẽ ảnh hưởng đến Bitcoin như thế nào?

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) dự đoán thâm hụt hàng năm của chính phủ Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) vào ngày 12/5 đã báo cáo rủi ro Mỹ vỡ nợ trong tương lai gần. Chính phủ nước này đã đạt đến giới hạn nợ là 31,4 nghìn tỷ USD vào ngày 19/1.
CBO dự đoán nếu mức giới hạn vẫn không thay đổi, chính phủ Mỹ có thể gặp khó khăn ngay từ tháng 6. Cơ quan phỏng đoán thâm hụt ngân sách liên bang sẽ là 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2023. Con số này cao hơn 100 tỷ USD so với ước tính ban đầu vào tháng 2.

Đọc thêm: USDC, USDT được đề xuất dùng để thanh toán khoản bảo lãnh tại ngoại.
Nhiều người dự đoán mức thâm hụt hàng năm sẽ tăng gần gấp đôi trong thập kỷ tới, đạt 2,7 nghìn tỷ USD vào năm 2023. CBO dự đoán năm 2033 sẽ chứng kiến mức nợ quốc gia cao nhất từng được ghi nhận ở Mỹ. Cơ quan nhấn mạnh: “Do những thâm hụt đó, nợ công cũng tăng theo dự đoán của CBO, từ 98% GPD vào cuối năm nay lên 119% vào cuối năm 2023. Đây sẽ là mức nợ cao nhất từng được ghi nhận của Mỹ”.
Tổng thống Joe Biden và các đồng nghiệp Đảng Dân chủ đã kêu gọi hành động nhanh chóng để tăng giới hạn theo luật định đối với khoản vay chính phủ trị giá 31,4 nghìn tỷ USD kể từ đầu năm tại Quốc hội. Những nhà lập pháp Đảng Cộng hòa kiểm soát chặt chẽ Hạ viện, muốn giới hạn mới đối với chi tiêu trong tương lai trước khi họ “bật đèn xanh” cho nhiều khoản thanh toán hơn để trang trải khoản vay cho chi tiêu đã ban hành trước đó.
Bitcoin sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu Mỹ vỡ nợ?
Chính phủ Mỹ tiếp tục tăng mức nợ trên mốc 31,5 nghìn tỷ USD là điều có lợi cho Bitcoin, theo nhà phân tích tiền điện tử Marcel Pechman. Lý do là bởi chính phủ nước này không muốn cắt giảm chi tiêu để in thêm tiền. Mỹ khuyến khích các nhà đầu tư tìm kiếm sự thay thế, đầu tư vào vàng hay Bitcoin.
Sự sụp đổ của ngân hàng First Republic, top 20 ngân hàng Mỹ là một tin tốt đối với Bitcoin, theo ông Marcel Pechman. Nếu Bộ Tài chính Mỹ tung ra các khoản vay khẩn cấp, nhà đầu tư sẽ bỏ tiền của họ vào các tài sản khan hiếm hơn như vàng hay Bitcoin. FED có khả năng tiếp tục tăng lãi suất các khoản vay, điều này làm tăng tỷ lệ dòng tiền đổ vào các tài sản rủi ro, bao gồm Bitcoin.

Bitcoin vẫn được nắm giữ bởi nhiều công ty đại chúng. Tesla và MicroStrategy là 2 ví dụ điển hình. Tesla nắm giữ tới 9.200 Bitcoin trị giá hơn 28 triệu USD. Trước đó, công ty nắm giữ lượng BTC hơn 1 tỷ USD nhưng đã bán 70% số đó để chi trả cho chi phí vận hành. Tesla đã báo cáo thu nhập quý mới nhất. Đáng chú ý, công ty không bán bất kỳ BTC nào trong số 9.200 Bitcoin đang nắm giữ.
Tìm hiểu thêm: Hơn 3.000 Bitcoin ‘sống dậy’ sau 12 năm nằm im
Có thể bạn quan tâm:

