Trung Quốc cho phép trả nợ bằng tiền điện tử

Theo trang Wu Blockchain, Tòa án tối cao của Trung Quốc đã đưa ra hướng dẫn về các tranh chấp liên quan đến tiền điện tử, đồng thời việc giải quyết một khoản nợ bằng một lượng nhỏ tài sản kỹ thuật số sẽ được coi là hợp pháp nếu cả hai bên đồng ý. Tuy nhiên, nếu các hợp đồng đầu tư được ký kết sau ngày 4/9/2017, chúng sẽ bị coi là không hợp lệ.
“Nếu một bên đồng ý chuyển tiền điện tử sang bên khác, nhưng bên nhận không thể hoàn thành thỏa thuận do hạn chế chính sách, tòa án sẽ xác định khoản bồi thường dựa trên giá trị thực của tài sản được chấp nhận khi hai bên ký kết hợp đồng”, tòa án cho biết.
Trước đó, Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố và dự thảo mới nhằm chống lại thị trường tiền điện tử vì lo ngại những rủi ro cho các nhà đầu tư.
“Các hoạt động giao dịch của Bitcoin, Ethereum, USDT cũng như các loại tiền điện tử khác đã làm xáo trộn trật tự kinh tế và tài chính. Đồng thời gây ra những rủi ro và sự không chắc chắn cho tài sản kỹ thuật số của người dân”.
Đọc thêm: Gần 400 người Việt bị ép hành nghề scam crypto

Động thái này cho thấy Trung Quốc đang “bật đèn xanh” cho thị trường tiền điện tử. Đây được coi là một tín hiệu đáng mừng đối với các nhà đầu tư tiền điện tử.
Trung Quốc được biết đến là một quốc gia luôn có cái nhìn “tiêu cực” về thị trường crypto khi liên tục đưa ra các chính sách kèm theo nhiều biện pháp đàn áp chặt chẽ đối với tiền điện tử. Tháng 9/2021, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cấm tất cả các hoạt động liên quan tiền điện tử với lý do nhằm ngăn chặn các hoạt động tội phạm tài chính cũng như rủi ro ngày càng tăng đối với hệ thống tài chính do bản chất đầu cơ cao của các đồng tiền này.
Tuy nhiên, quốc gia tỷ dân vẫn là nơi có rất nhiều hoạt động liên quan đến tiền điện tử. Vào năm 2019, Trung Quốc từng là nơi chiếm đến 75% mức tiêu thụ năng lượng đào Bitcoin trên toàn thế giới, tuy nhiên con số đó đã giảm còn 46% vào năm 2021. Một báo cáo vào cuối năm 2022 cho biết, Trung Quốc đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia có chỉ số chấp nhận tiền điện tử nhiều nhất trên thế giới.
Nhiều ngân hàng ở Trung Quốc đang tìm mọi cách mời gọi các công ty tiền số trên thị trường Hồng Kông hợp tác với họ, bất chấp lệnh cấm của chính phủ đại lục. Đây được coi là một tín hiệu tương đối tích cực trong bối cảnh tiền điện tử không nằm trong từ điển của Trung Quốc hơn 1 thập kỷ qua.

Mặc cho Trung Quốc liên tục đàn áp tiền điện tử, Hồng Kông vẫn nỗ lực trở thành một trung tâm crypto của thế giới. Theo Bloomberg, Hồng Kông đang có kế hoạch đưa ra các quy định mới giúp giao dịch tiền điện tử bán lẻ trở nên hợp pháp trong thành phố, như một phần trong nỗ lực trở thành trung tâm của tiền điện tử. Đây được cho là động thái đi ngược lại với những lệnh cấm nghiêm ngặt của Trung Quốc đối với ngành tiền mã hóa.
Xem thêm: Brazil phạt tù 4- 6 năm về tội lừa đảo liên quan đến tiền điện tử
Tuy nhiên, theo một nguồn tin địa phương, các cơ quan quản lý của Bắc Kinh đã không phản đối những thay đổi này của Hồng Kông. Tờ Bloomberg đưa tin, các đại diện của Văn phòng Liên lạc Trung Quốc đã thường xuyên tham dự các cuộc họp về tiền điện tử của Hồng Kông để tìm hiểu những động thái đang diễn ra. Các cuộc gặp gỡ của các quan chức Hồng Kông và Bắc Kinh về tiền điện tử vẫn diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp. Động thái này ngầm chứng minh rằng, các quan chức Bắc Kinh đang “âm thầm” hậu thuẫn Hồng Kông trong tham vọng trở thành trung tâm tiền điện tử của toàn cầu.
Mới đây, một tòa án Hong Kong đã công nhận tiền điện tử là tài sản đáng tin cậy trong một phán quyết liên quan đến việc sàn giao dịch Gatecoin phá sản.
Thẩm phán Linda Chan cho biết tiền điện tử có những đặc tính của tài sản đáng tin cậy: “Tiền điện tử có thể được coi là tài sản và định nghĩa về tài sản của chúng tôi sẽ bao gồm cả tiền điện tử”.
Có thể bạn quan tâm:
