RSI là gì? Cách giao dịch với chỉ báo RSI

RSI là gì? Cách giao dịch với chỉ báo RSI

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
12/05/2021 by Yên Vũ
1587
Giới thiệu Trong phân tích kỹ thuật, RSI là chỉ báo quan trọng thuộc nhóm chỉ báo động lượng. RSI là chỉ báo mà nếu bạn biết cách vận dụng thì hiệu quả mà chúng đem lại khi kết hợp với các chỉ báo khác MA, Bollinger Band, MACD… là vô cùng cao. Vậy RSI
RSI

Giới thiệu

Trong phân tích kỹ thuật, RSI là chỉ báo quan trọng thuộc nhóm chỉ báo động lượng. RSI là chỉ báo mà nếu bạn biết cách vận dụng thì hiệu quả mà chúng đem lại khi kết hợp với các chỉ báo khác MA, Bollinger Band, MACD… là vô cùng cao. Vậy RSI là gì? Sử dụng RSI như thế nào và kết hợp với indicator nào để trade coin như thế nào?

Khái niệm

Chỉ số sức mạnh tương đối (tiếng anh là Relative Strength Index, viết tắt là RSI) là một chỉ thuộc nhóm chỉ báo động lượng trong phân tích kỹ thuật được phát triển bởi J. Welles Wilder được xuất bản trong cuốn sách Khái niệm mới trong Hệ thống giao dịch kỹ thuật vào năm 1978 và trên tạp chí Modern Trader (nay là tạp chí Futures) trong số ra tháng 6 năm 1978.

RSI là một chỉ số đo lường độ lớn và tốc độ (vận tốc) của các biến động giá để đánh giá mức độ quá mua (overbought) hay quá bán (oversold) của thị trường. RSI được hiển thị ở dạng đồ thị dao động có giá trị từ 0 – 100.

RSI trên biểu đồ sàn FTX:

Cách thức hoạt động của RSI

Cách tính RSI

Công thức tính RSI như sau:

RSI = 100 – 100 / (1 + RS)

Trong đó:

RS = Σ(giá tăng)/Σ(giá giảm) – Trung bình giá tăng chia cho trung bình giá giảm.

Việc tính toán này được tự động tính khi bạn dùng các phần mềm biểu đồ như TradingView hay MT4, bạn chỉ cần chọn thêm chỉ báo RSI vào là xong.

Chỉ số Sức mạnh tương đối – RSI

 

Cách thức hoạt động của RSI

Như đã đề cập, RSI là chỉ báo động lượng, là một loại công cụ đo lường tốc độ biến động giá. Đà tăng cho thấy chúng đang được tích cực mua trên thị trường. Đà giảm là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của các nhà giao dịch đối với các sản phẩm đang chậm lại. RSI cũng phát hiện tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường.

Cấu tạo của RSI gồm 2 phần là đường RSI được tính như đã nói ở trên và sẽ duy chuyển lên xuống trong khoảng từ 0 đến 100, và 2 đường biên trên và dưới (mặc định là ở 30 và 70).

Khi RSI nằm dưới mức 30, nó cho biết thị trường đang quá bán (có thể sắp chạm đáy và tăng giá trở lại); nếu RSI nằm trên mức 70, nó cho biết thị trường đang quá mua (có thể sắp chạm đỉnh và giảm giá).

Mặc định ban đầu, RSI sẽ tính toán trong giai đoạn thời gian 14 chu kỳ (14 ngày theo đồ thị hàng ngày, 14 giờ theo biểu đồ hàng giờ, v.v.). Bạn có thể điều chỉnh để tăng độ nhạy (giảm chu kỳ xuống ngắn hơn) hoặc giảm độ nhạy (tăng chu kỳ lên dài hơn). Ví dụ RSI 7 ngày sẽ nhạy cảm hơn với RSI 21 ngày. Ngoài ra, các thiết lập giao dịch ngắn hạn có thể điều chỉnh đường biên quá mua xuống 20 và quá bán lên 80 (thay vì 30 và 70) để hạn chế các tín hiệu nhiễu thiếu chính xác.

Cài đặt RSI trên Chart

Để cài đặt chỉ báo RSI trên biểu đồ của sàn FTX bạn:

  1. Chọn biểu tượng thêm chỉ báo trên biểu đồ và tìm kiếm RSI-chỉ số sức mạnh tương đối.
  2. Chọn vào tên chỉ báo là đã thêm vào biểu đồ.

Chỉ báo RSI có các thông số mặc định sau:

Chiều dài là số chu kỳ(số nến) đầu vào cho chỉ báo, thông thường mặc định là 14 nến nhưng để tăng độ nhạy, bạn có thể điều chỉnh thành 7. Tương tự, bạn có thể thay đổi các nguồn đầu vào mặc định khác.

Các tín hiệu của RSI

RSI quá mua (overbought)

Thường khi R.S.I nằm trên 70 báo hiệu thị trường đang quá mua, điều này thường xảy ra trong một xu hướng tăng, và báo hiệu thị trường sắp điều chỉnh giảm giá hay đảo chiều.

Chỉ báo R.S.I thường đưa ra tín hiệu quá mua khi R.S.I nằm trong khoảng 70 – 100, nếu bạn muốn nhận được các tín hiệu quá mua mạnh hơn thì có thể điều chỉnh đường biên mức quá mua lên 80 – 100, điều này cũng giúp giảm các tín hiệu quá mua nhiễu, có độ tin cậy thấp.

RSI quá bán (oversold)

R.S.I nằm dưới 30 báo hiệu thị trường đang quá bán. Điều này thường xảy ra trong một xu hướng giảm, và báo hiệu thị trường sắp phục hồi tăng giá trở lại.

R.S.I báo hiệu quá bán khi giá trị R.S.I nằm trong khoảng 0 – 30.

Quá bán càng mạnh khi giá trị R.S.I càng gần về 0 và ở khung lớn. Quan sát nhiều khung giúp giảm các tín hiệu quá bán nhiễu, có độ tin cậy thấp.

Phân kỳ RSI (Divergence)

Bên cạnh các mức R.S.I 30 và 70 cho thấy tình trạng quá bán và quá mua trên thị trường, R.S.I còn có thể dùng để dự đoán sự hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự thông qua việc xác định phân kỳ.

Phân kỳ là sự di chuyển ngược hướng giữa giá và RSI (được xác định thông qua các đỉnh đáy), ví dụ giá tăng tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng R.S.I lại giảm tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ hoặc giá giảm tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ nhưng RSI lại tăng tạo đáy mới cao hơn đỉnh cũ. Đây là hai tín hiệu phân kỳ cơ bản nhất, còn một số tín hiệu phân kỳ khác nâng cao hơn mình sẽ nói chi tiết trong phần cách giao dịch với R.S.I dưới đây.

Cách giao dịch với RSI

Xác định một xu hướng tương lai

Đường R.S.I có thể dự báo một xu hướng mới theo cách sau:

  • Xu hướng tăng giá: Khi đường R.S.I vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên hoặc khi đường RSI đang nằm trong khoảng 40-60 và bỗng vượt qua vùng này lên trên vùng 60.
  • Xu hướng giảm giá: Khi đường R.S.I vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống hoặc RSI đang nằm trong khoảng 40-60 và bỗng RSI đi xuống dưới ngưỡng 40.

Mặc dù tín hiệu này không thể xác định điểm vào-điểm ra nhưng khi xác định được xu hướng chính bạn có thể kết hợp với các chỉ báo: Trendline, MA, MACD để tiến hành giao dịch.

Giao dịch khi có tín hiệu quá mua – quá bán

Với tín hiệu quá bán

Bạn có thể quan sát ví dụ sử dụng tín hiệu quá bán như chiến lược sau đây:

Chiến lược thực hiện trên cặp BCH/USDT:

Chiến lược MUA khi RSI quá bán

Đó là chiến lược mới chỉ áp dụng tín hiệu quá bán mà hiệu quả đem lại khá cao. Nếu bạn kết hợp với các chỉ báo khác để lọc tín hiệu nhiễu chắc chắn hiệu quả sẽ được tối ưu hơn.

Với tín hiệu quá mua

Chiến lược thực hiện trên cặp BCH/USDT:

Chiến lược SHORT khi RSI quá MUA

=> Bạn có thể quan sát, khi sử dụng chiến lược giao dịch với chỉ báo RSI, tỉ lệ chiến thắng của bạn lên đến gần 59% và đem lại lợi nhuận 50% sau 68 lệnh giao dịch.

Đó là chiến lược mới chỉ áp dụng tín hiệu quá bán mà hiệu quả đem lại khá cao. Nếu bạn kết hợp với các chỉ báo khác để lọc tín hiệu nhiễu chắc chắn hiệu quả sẽ được tối ưu hơn

Sử dụng RSI như một tín hiệu phân kỳ

Bằng R.S.I và một vài các chỉ số khác (Momentum, MA, MACD…) bạn có thể xác định được Phân kỳ mà tại đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều.

  • Phân kỳ đỉnh.
  • Phân kỳ đáy.
  • Phân kỳ kín.

Cụ thể như sau:

Phân kỳ đỉnh: Tại đó giá cao hơn giá đỉnh cũ nhưng RSI lại thấp hơn RSI đỉnh cũ. Lúc này ta có thể tìm entry Short.

Khi R.S.I chạm lại trendline ta có thể vào lệnh short, như bạn quan sát ví dụ ở hình, khi R.S.I chạm lại trendline tại 12,000$ thì giá đã giảm từ 12,000$ xuống dưới 10,000$.

RSI

Phân kỳ đáy: Tại đó giá thấp hơn giá đáy cũ nhưng RSI lại cao hơn RSI đáy cũ: Tìm entry Long tại đó.

Phân kỳ kín: Trendline giá KHÔNG cùng chiều với trendline RSI (Không bao gồm trường hợp Phân kỳ thường):

  • Giá đi lên nhưng R.S.I đi ngang.
  • Giá đi xuống nhưng R.S.I đi ngang.
  • Giá đi ngang nhưng R.S.I đi xuống.
  • Giá đi ngang nhưng R.S.I đi lên.
RSI

Mặc dù R.S.I là công cụ chỉ bảo khá nhạy bén nhưng bạn vẫn nên kết hợp R.S.I với các chỉ báo khác: MACD, Bollinger Band, Đường MA, Kháng cự – hỗ trợ, Volume.

Sai lầm khi sử dụng RSI

Rất nhiều trader sử dụng indicator vô cùng máy móc, bạn cần hiểu rằng: mọi chỉ báo đều có các ý nghĩa riêng nhưng nếu không hiểu rõ bạn sẽ gặp sai lầm trong khi giao dịch. Với R.S.I thì sai lầm lớn nhất thường là vào lệnh ngay khi có tín hiệu quá mua/quá bán.

Vào lệnh ngay khi có tín hiệu quá mua: thông thường, R.S.I chạm 70 đã được coi là quá mua nhưng thực tế, vùng quá mua là vùng từ 70-100. Như vậy, nếu giá vẫn tiến sâu quá vùng 70 và lên vùng 75-80 thì lệnh BÁN của bạn đã có thể bị thanh lý.

RSI

Tương tự với vùng quá bán, khi R.S.I xuống dưới 30 chưa chắc lệnh buy của bạn sẽ không bị thanh lý do giá có thể còn tiếp tục giảm sâu xuống 20-0.

RSI

Kết luận

Tín hiệu giao dịch theo chỉ báo R.S.I vô cùng hiệu quả nếu bạn thông hiểu và biết cách kết hợp với các chỉ báo khác. Như chiến lược đơn giản mình có thực hiện như ở trên bạn cũng nhận thấy hiệu quả khá ổn. Hãy tự xây dựng một chiến lược cho bản thân và kiểm tra xem chiến lược nào hiệu quả nhất và áp dụng chúng vào quá trình giao dịch nhé.

Xem thêm tại: http://kienthuctaic/hinhaz.com/category/phan-tich-ky-thuat

ĐĂNG KÝ SÀN GIAO DỊCH UY TÍN NHẤT

vn 728_90 (1)

Add a comment