Mỹ ra mắt công cụ theo dõi lừa đảo tiền điện tử

Một trình theo dõi lừa đảo tiền điện tử đã được Bộ Bảo vệ và Đổi mới tài chính California công bố vào ngày 16/2. Công cụ này hoạt động dựa trên những lá đơn khiếu nại của người dùng với bộ phận tổng hợp danh sách các khiếu nại liên quan đến tiền điện tử của các nạn nhân đã được xác định có chủ đích.
Những đơn khiếu nại được liệt kê trong danh sách mô tả về tổn thất phát sinh trong các giao dịch mà nạn nhân đã xác định là một phần của hoạt động gian lận hoặc lừa đảo.
Các khiếu nại được liệt kê đại diện cho các mô tả về tổn thất phát sinh trong các giao dịch mà nạn nhân đã xác định là một phần của hoạt động gian lận hoặc lừa đảo. Bộ Bảo vệ và Đổi mới tài chính của California cho biết, họ chưa xử lý vụ án lừa đảo nào trong danh sách, nhưng đơn vị đã nhận được hàng nghìn khiếu nại của người tiêu dùng và nhà đầu tư mỗi năm.
Phần đa trong số các khiếu nại đã được liệt kê trong trình theo dõi là các trò gian lận trên mạng xã hội và kỹ thuật xã hội. Nạn nhân là những người bị dụ dỗ thực hiện hành động thông qua các trò gian lận trên Facebook, WhatApp, Instagram, TikTok và các ứng dụng hẹn hò khác.

Về cơ bản, những kẻ lừa đảo cố gắng thiết lập mối quan hệ và lòng tin với nạn nhân. Bộ cũng lưu ý, những trang web mạo danh cũng là một trong những trò lừa đảo được báo cáo phổ biến nhất. Trình theo dõi cũng có chức năng tìm kiếm, cho phép người dùng tra cứu trước các trang web hay dự án tiền điện tử có khả năng lừa đảo.
Theo Công ty phân tích chuỗi khối Chainalysis, năm 2022 được coi là một năm của những tội phạm tiền điện tử với số tiền bị đánh cắp là 3,8 tỷ USD (tương đương gần 91.000 tỷ đồng).
Chỉ tính riêng trong tháng 10, có tới 775,7 triệu USD (18.400 tỷ đồng) đã bị đánh cắp. Đáng chú ý, tổng doanh thu của những kẻ lừa đảo và tin tặc dùng mã tống tiền có xu hướng giảm. Đáng chú ý, các vụ hack DeFi có xu hướng ngày càng tăng. Trong năm 2022, các giao thức DeFi đã mất trắng 386,2 triệu USD (9.200 tỷ đồng) trong 41 cuộc tấn công thao túng.
Vào tháng 1/2023, tổ chức FBI cho biết, nhóm tin tặc Lazarus đến từ Triều Tiên đã đạt kỷ lục với vụ lừa đảo lên đến 100 triệu USD (hơn 2.300 tỷ đồng) trong năm 2022. Theo đó, băng nhóm này là lẻ chủ mưu đã tấn công một lượng lớn tiền điện tử Warrapped Ethereum (WETH), AAVE, SUSHI, DAI, Tether (USDT), và USD Coin (USDC) từ cầu nối Harmony.
Vừa qua, chính quyền Châu Âu đã triệt phá thành công mạng lưới tội phạm tiền điện tử tung hoành tại các nước Serbia, Đức, Sip và Bulgaria. Tổ chức tội phạm này đã thực hiện các phi vụ lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục triệu Euro. Với sự hợp tác giữa các nhân viên thực thi pháp luật và Tổ chức Cảnh sát châu Âu (Europol), Cơ quan Tư pháp Châu Âu (Eurojust) đã tiếp cận 4 trung tâm cuộc gọi và 18 vị trí đáng ngờ. Kết quả đã bắt giữ được 15 đối tượng, trong đó có 14 người tại Serbia và 1 người tại Đức.
Theo Eurojust, cơ quan cảnh sát đã tịch thu tại hiện trường 150 máy tính, 3 chiếc ô tô, 2 căn hộ hạng sàn, 1 triệu USD tiền điện tử (hơn 20 tỷ đồng) và 50.000 Euro tiền mặt (hơn 1 tỷ đồng). Nhóm đối tượng bị bắt này chủ yếu hoạt động tại Đức, Thụy Sĩ, Áo, Úc và Canada.
Có thể bạn quan tâm:
