Loạt công ty tiền số của Mỹ lũ lượt ‘chuyển nhà’ sang Bermuda

Nhiều công ty tiền điện tử của Mỹ chuyển hướng sang Bermuda
Bermuda là khu vực được biết đến với cái nhìn thân thiện với tiền điện tử. Bất chấp sự biến động của thị trường crypto trong nhiều năm qua, chính phủ Bermuda luôn bày tỏ khát vọng trở thành trung tâm tiền điện tử toàn cầu.
Theo The Wall Street Journal, ông Jason Hayward, Bộ trưởng Kinh tế Lao động Bermuda cho biết, Bermuda vẫn rất “lạc quan” với thị trường tiền điện tử trước cú sập của “thảm họa tiền điện tử” Terra (LUNA) vào đầu tháng 5/2022. Ông Jason Hayward cũng khẳng định chính phủ Bermuda sẽ sớm đưa ra khuôn khổ pháp lý, cũng như các quy định, hạn chế nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Chính phủ Bermuda từ lâu đã “bật đèn xanh” cho thị trường crypto. Năm 2018, dự luật tiền điện tử, khung pháp lý đã được chính phủ thiết lập từ năm 2018. Cơ quan Tiền tệ Bermuda (BMA) cũng mở cửa chào đón các công ty tiền số lớn như Circle, BlockFi và Bittrex.
Xem thêm: USDC, USDT được đề xuất dùng để thanh toán khoản bảo lãnh tại ngoại

Đó là lý do tại sao các công ty tiền điện tử của Mỹ có ý định “di cư” sang lãnh thổ hải ngoại của Anh là Bermuda.
“Bermuda chắc chắn sẽ là một điểm nóng cho các doanh nghiệp chọn di dời và họ có thể theo bước chân Coinbase”, Phil Berg, người đứng đầu công ty luật Otterbourg, cho biết.
Tháng 4 vừa qua, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất ở Mỹ, Coinbase đã nhận được giấy phép hoạt động loại F từ Cơ quan Tiền tệ Bermuda. Theo đó, giấy phép này cho phép Coinbase cung cấp dịch vụ mua bán và phát hành token, hoạt động như một nền tảng giao dịch tài sản số và là nhà cung cấp dịch vụ phái sinh theo quy định.
“Bermuda là một trong những trung tâm tài chính đầu tiên thông qua quy định tài sản kỹ thuật số toàn diện vào năm 2018 và môi trường pháp lý nơi đây từ lâu đã nổi tiếng nghiêm ngặt, minh bạch, tuân thủ và hợp tác cao”, sàn Coinbase cho biết.
Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Coinbase tuyên bố sẽ cân nhắc việc rời khỏi Mỹ nếu nơi đây vẫn không đưa ra quy định rõ ràng hơn cho thị trường tiền điện tử.
Mỹ tăng áp lực lên các công ty tiền điện tử
Ngày 30/4, sàn giao dịch Bittrex thông báo đóng cửa chi nhánh tại Mỹ sau 9 năm hoạt động. Bittrex là một trong những sàn giao dịch lớn nhất ở Mỹ, từng chiếm đến 23% thị phần USD vào đầu năm 2018. Môi trường pháp lý và kinh tế khắc nghiệt ở Mỹ chính là nguyên nhân dẫn đến quyết định này.
“Việc tiếp tục hoạt động trong môi trường vĩ mô hiện tại của Mỹ không khả thi về mặt kinh tế. Các yêu cầu pháp lý thường không rõ ràng và được thực thi mà không thảo luận, dẫn đến bối cảnh cạnh tranh không đồng đều”, Ritchie Lai, CEO Bittrex cho biết.
Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, Binance cũng bị Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) cho “lên thớt” vì nghi ngờ sàn không tuân theo các điều luật của Mỹ như phòng, chống rửa tiền phi pháp và tài trợ khủng bố.

Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng yêu cầu Quốc hội tăng thuế tiền điện tử đối với các nhà đầu tư crypto “giàu có” để ứng phó với khủng hoảng nợ công. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden từng đề xuất áp thuế 30% đối với chi phí năng lượng dành cho hoạt động khai thác tiền điện tử.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cũng phát động chiến dịch “anti-crypto”, như một phần trong kế hoạch giữ chức thượng viện năm nay của bà. Elizabeth Warren đã đề xuất xây dựng một đội quân mạnh mẽ nhằm chống lại thị trường tiền điện tử tại Mỹ.
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC), Gary Gensler cũng là một nhân vật luôn có cái nhìn “tiêu cực” cho ngành tiền mã hóa. Ông luôn cho rằng: “Loại tài sản này đầy rẫy gian lận, lừa đảo và lạm dụng ở một số ứng dụng nhất định”.
Chủ tịch SEC cũng “khuyên nhủ” các công ty tiền điện tử nên noi gương Kraken sau khi sàn giao dịch này chấp nhận đóng phạt 30 triệu USD và ngừng cung cấp dịch vụ staking tiền tiền điện tử.
Đọc thêm: Hơn 3.000 Bitcoin ‘sống dậy’ sau 12 năm nằm im
Có thể bạn quan tâm:

