Loạt công ty tiền điện tử bị cáo buộc sử dụng AI giả làm CEO

Trang CoinDesk đưa tin, mới đây, cơ quan tài chính California cáo buộc một số công ty tuyên bố cung cấp dịch vụ giao dịch tiền điện tử hỗ trợ trí tuệ nhân tạo AI là là những kế hoạch đầu tư gian lận. Đáng chú ý, có tới 2 cáo buộc các công ty trên sử dụng diễn viên và AI để mạo danh thành CEO.
Vào ngày 19/4 vừa qua, Cục Bảo vệ Tài chính và Đổi mới California (DFPI) đã ban hành lệnh hủy bỏ đối với năm đơn vị có ý định sử dụng AI để giao dịch tài sản tiền điện tử là Harvest Keeper, Visque Capital, Coinbot, QuantFund và Maxpread Technologies.
Theo cơ quan quản lý, 2 trong số các công ty giả mạo CEO của họ. Công ty công nghệ Maxspread Technologies bị cáo buộc sử dụng hình đại diện do AI tạo ra có tên là “Michael Vanes” để làm Giám đốc điều hành và tiếp thị sản phẩm của mình. Điều đáng nói, hình đại diện của Maxpread được cho là xuất hiện trong các chương trình khuyến mãi trên YouTube. Chẳng kém gì Maxspread Technologies, 1 tờ báo của Đức mới đây cũng nhận về “cơn mưa gạch đá” vì sử dụng AI giả mạo Michael Schumacher (huyền thoại F1) nhằm thực hiện bài phỏng vấn sai thông tin.

Harvest Keeper, công ty tự nhận mình là đơn vị giao dịch tiền điện tử, bị cáo buộc đã thuê Markus Peters – người xuất thân là 1 diễn viên để đóng vai Giám đốc điều hành. DFPI cho biết Harvest Keeper mô tả Markus Peters là “người lãnh đạo” và “người tạo ra ý tưởng chính” của công ty. DFPI cảnh báo, các đơn vị đã lợi dụng sức nóng của AI để thu hút các nhà đầu tư với lời hứa về những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ việc sử dụng công nghệ để giao dịch tài sản tiền điện tử. Ngoài ra, chúng mở rộng quy mô bằng việc lập kế hoạch tiếp thị đa cấp, thưởng cho các nhà đầu tư để thu hút, chiêu mộ thêm nhiều đối tượng khác.
“Các nhà đầu tư được ‘rót mật ngọt’ vào tai rằng, nếu họ chịu chi, các công ty sẽ sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cùng với ‘bộ sậu’ là trí tuệ nhân tạo AI để giao dịch tài sản tiền điện tử, tạo ra nguồn tiền khổng lồ cho các nhà đầu tư. Thực chất, những lời hứa hẹn này chỉ là nói suông mà thôi” – DFPI khẳng định với báo giới.
Nhằm đánh lừa con mồi, những công ty lừa đảo trên bỏ nhiều công sức, xây dựng hình ảnh 1 doanh nghiệp hợp pháp. Đường đi nước bước của những công ty trên đều được hình thành 1 cách có hệ thống, chuyên nghiệp và quy củ, từ xây dựng các trang web chỉn chu, chuyên nghiệp đến các tài khoản MXH, mời các nhân vật có tầm ảnh hưởng để quảng cáo hộ.
Visque Capital cung cấp thông tin về 1 loạt các kế hoạch đầu tư trên trang web của mình, thu hút nhất có thể kể đến kế hoạch tuyên bố các nhà đầu tư sẽ nhận được khoản lợi nhuận lên tới 3%/ngày.

Ví dụ, nếu khoản đầu tư ban đầu là 50.000 USD, các công ty tiền số kể tên phía trên được cho là sẽ mang lại cho các nhà đầu tư khoản tiền lãi khoảng 270.000 USD chỉ sau 180 ngày. Chính vì món lợi khổng lồ, không ít người “sập bẫy”. Thời điểm đầu, các kế hoạch đi đúng hướng đề ra, số dư tài khoản của các nhà đầu tư liên tục tăng theo. Sau đó, việc rút tiền gặp trục trặc, không được xử lý, trang web cũng “bay màu” theo, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư không thể tiếp cận với khoản tiền mình đã bỏ ra.
Khi bị “sờ gáy”, trang web của Harvest Keeper và Coinbot đều ngừng hoạt động, vậy nhưng web của 3 công ty còn lại vẫn không có bất cứ thay đổi nào. Cointelegraph đã liên hệ với Maxspread, Visque và Harvest Keeper về vụ việc nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào.
Có thể bạn quan tâm:
