Đưa công nghệ Blockchain vào ‘thẩm định’ chất lượng mật ong Việt

Đưa công nghệ Blockchain vào ‘thẩm định’ chất lượng mật ong Việt

TIN TÀI CHÍNH
29/05/2023 by Kiều Thuận
93
Bộ Công thương cho biết, hàng năm mật ong Việt đạt sản lượng khoảng 64.000 tấn và xuất khẩu đi khoảng 85% tương đương với 54.000 tấn. Có một số hạn chế của mật ong Việt khiến người dân trong nước chuộng sử dụng mật ong nhập khẩu là vì: Nông dân thu hoạch mật
4791776_blockchain (1)

Bộ Công thương cho biết, hàng năm mật ong Việt đạt sản lượng khoảng 64.000 tấn và xuất khẩu đi khoảng 85% tương đương với 54.000 tấn. Có một số hạn chế của mật ong Việt khiến người dân trong nước chuộng sử dụng mật ong nhập khẩu là vì: Nông dân thu hoạch mật quá sớm, sử dụng không đúng phương pháp và lẫn nhiều tạp chất, chưa chú trọng đến chất lượng, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới.

Nhưng đó là trong quá khứ, còn ngày nay nhờ áp dụng phương pháp nuôi ong trong thùng kế, mật ong Việt đã dần lấy lại vị thế và lòng tin của người tiêu dùng. Phương pháp này do PGS.TS Phạm Hồng Thái- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới, cùng các cộng sự của ông nghiên cứu và phát triển. Hiện nay, nuôi ong trong thùng kế đã được bà con một số tỉnh như Sơn La, Bắc Giang, Thái Bình, Nghệ An,… triển khai thực hiện.

Kỹ thuật nuôi ong thùng kế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Chi phí đầu tư cho phương pháp này cao hơn so với phương pháp truyền thống, bởi giá một thùng kế dao động từ 700.000 – 800.000 đồng. Mặc dù thế nhưng nông dân có thể yên tâm về chất lượng lẫn giá trị của sản phẩm mật ong mà mình tạo ra.

Đặc biệt hơn, công nghệ kỹ thuật số đang được Trung tâm Nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới hợp tác với các đối tác triển khai thí điểm.

Các công nghệ đó bao gồm hệ thống cảm biến thông minh, kết hợp với IoT (Internet vạn vật hấp dẫn). IoT là tập hợp các dịch vụ và phần mềm có chức năng tích hợp dữ liệu từ các thiết bị thông minh, có sử dụng trí tuệ nhân tạo AI. Nông dân sử dụng công nghệ này trên ứng dụng điện thoại thông minh nhằm theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và sản lượng của mật ong.

công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain được áp dụng để cải thiện chất lượng của mật ong. (Ảnh: The World Bank).

Bên cạnh đó, hệ thống IoT còn được tích hợp công nghệ Blockchain, giúp theo dõi quá trình và phương thức nuôi ong đảm bảo tính chính xác, minh bạch. Qua đó, các thương lái hay kể cả các đối tác muốn nhập khẩu mật ong Việt có thể truy xuất nguồn gốc và an tâm về chất lẫn lượng của sản phẩm. Điều đó cũng trợ giúp cho sự phát triển giá trị vững bền của các trang trại nuôi ong tại Việt Nam.

Cuộc cách mạng 4.0 đã đạt được những bước tiến dài khi càng nhiều công nghệ thông minh, hiện đại được phát minh. Với ưu điểm tính minh bạch, trung thực và dữ liệu được cập nhật nhanh chóng, công nghệ Blockchain đang được ứng dụng sâu rộng vào nhiều lĩnh vực đời sống.

Tại tỉnh Hậu Giang, vào tháng 8/2022 công nghệ Blockchain được các hộ nông dân ứng dụng để truy xuất nguồn gốc của nông sản. Công nghệ tổng hợp tất cả thông tin của hàng hóa trên một mã vạch hoặc mã QR. Người dùng chỉ cần quét mã vạch đó là có thể biết được toàn bộ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của sản phẩm. Trong trường hợp sản phẩm đó bị lỗi, đơn vị bán hàng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Trước thực trạng hàng nhái, hàng giả xuất hiện tràn lan gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của tỏi Lý Sơn, chính quyền huyện đảo này đã phát minh hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ Blockchain, triển khai dùng tem truy xuất nguồn gốc chống giả ma trận, in màu chống nước.

Tính từ thời điểm ra mắt, công nghệ này đã ghi nhận 12 hồ sơ đăng ký và huyện Lý Sơn dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ cấp giấy chứng chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc cho các hộ nông dân trồng tỏi trong vùng.

Hiện nay, không ít doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển tem chống hàng giả Blockchain, để ngăn chặn vấn nạn “thật giả lẫn lộn” trên thị trường.

Theo đó, thiết kế tem chống hàng giả Blockchain tương tự như tem chống hàng giả có sẵn mà ta thường thấy, có bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Tem bao gồm 3 thành phần là: Logo thương hiệu, phần mềm quét mã QR công khai và mã QR xác thực (có lớp phủ cào).

công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain được dùng để truy xuất nguồn gốc hàng hóa, thực phẩm.

Tháng 11/2022, Tổng cục Thống kê đã kết hợp với UBND tỉnh Đồng Nai triển khai hệ thống Blockchain, mang tên TE-FOOD để quản lý chăn nuôi lợn. Công nghệ này áp dụng cho mô hình chăn nuôi trang trại, giúp giám sát dịch bệnh, sản lượng tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc đối với gia súc, gia cầm.

Công nghệ Blockchain được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CIST) kết hợp với Trung tâm mã số mã vạch Quốc gia, mang tên CMC Goods Trust, dùng để truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Ứng dụng CMC Goods Trust cung cấp chính xác thông tin mọi loại nông sản như: hạt giống, cách gieo trồng, cách chế biến, các bên tham gia sản xuất…

CMC Good Trust giúp người tiêu dùng kiểm tra thông tin hàng hóa, nhận diện hàng giả hàng thật. Hiện ứng dụng này đã có mặt trên nền tảng Google Play.

Ngày 24/11/2022, Công ty Công nghệ Bảo hiểm (Insurtech) Igloo cùng hợp tác với Tổng Công ty Bảo hiểm PVI, Tổng cục Khí tượng thủy văn quốc gia  ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chỉ số thời tiết bằng Blockchain cho nhà nông Việt.

Với mức phí từ 220.000 đồng, Bảo hiểm Chỉ số thời tiết sẽ giúp nông dân chủ động phòng tránh và giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. Sản phẩm có tính năng tự động cập nhật dữ liệu về lượng mưa để phân tích, đo lường về mức độ rủi ro mà thời tiết sẽ mang lại. Dựa trên cơ sở đó, hệ thống xác minh và tính toán mức độ thiệt hại với hoa màu để đưa ra số tiền bồi thường cho người dân.

Thủ tục đơn giản của Bảo hiểm Chỉ số thời tiết cũng là một ưu điểm đáng tin cậy, bởi nó không cần người dân phải thực hiện giám định bồi thường. Nhờ đó, nó giúp tiết kiệm chi phí cũng như nhanh chóng về thời gian nhận tiền thanh toán cho người dân hơn. Đồng thời, công nghệ này cũng đảm bảo tính bảo mật, riêng tư và an toàn về dữ liệu.

Có thể bạn quan tâm:

vn 728_90 (1)

Add a comment