công nghệ Blockchain – Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu có sự ‘hậu thuẫn’

Để giải quyết bài toán khó này, nhiều công nghệ mới đang được nghiên cứu và áp dụng. Công nghệ Blockchain là một trong những giải pháp hoàn hảo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Blockchain là một cuốn sổ cái phi tập trung, có thể ghi lại các giao dịch và lưu trữ dữ liệu an toàn, minh bạch. Công nghệ này đã được áp dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, từ tiền điện tử đến quản lý chuỗi cung ứng. Blockchain đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu bằng các quản lý các giải pháp năng lượng sạch và cho phép tự động hóa nâng cao.
Theo báo cáo của Chainlink Labs, công ty cung cấp các giải pháp tương tác Blockchain mã nguồn mở và viện nghiên cứu châu Âu Tecnalia, bằng cách khai thác Blockchain, doanh nghiệp năng lượng có thể số hóa và định giá tốt hơn các khoản đầu tư vào năng lượng sạch.

Ngoài ra, việc tạo và quản lý các khoản tín dụng carbon cũng là một cách mà công nghệ chuỗi khối có thể giúp chống lại biến đổi khí hậu. Tín dụng carbon là các chứng chỉ hoặc giấy phép có thể giao dịch được, quy định mức phát thải carbon tối đa cho các ngành, công ty hoặc quốc gia. Để giảm lượng khí thải, các doanh nghiệp và tổ chức có thể mua các khoản tín dụng carbon, có thể được giao dịch trên thị trường. Nhớ có công nghệ Blockchain, việc quản lý các khoản tín dụng carbon có thể trở nên minh bạch và hiệu quả hơn. Tất cả các giao dịch tín dụng carbon có thể được theo dõi trong thời gian thực và được ghi lại bằng sổ cái phi tập trung. Bằng cách đó, có thể tránh được gian lận và mục đích sử dụng tín dụng carbon có thể được đảm bảo.
Việc giám sát và báo cáo lượng khí thải carbon từ các doanh nghiệp, phương tiện, công trình, cũng có thể được thực hiện bằng công nghệ chuỗi khối. Chính phủ và các tổ chức có thể đo lường và báo cáo chính xác hơn về lượng khí thải của họ và theo dõi tiến độ hướng tới các mục tiêu giảm phát thải của họ bằng cách sử dụng sổ cái phi tập trung. Theo báo cáo của Chainlink Labs, các cá nhân cũng được khuyến khích giảm lượng khí thải carbon qua các chương trình phần thưởng. Người dùng có thể được bồi thường bằng tiền điện tử hoặc NFT để đổi lấy việc đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng thông minh được thiết kế để giảm lượng khí thải carbon.
Công nghệ Blockchain cũng giúp giải quyết những hạn chế mà ngành năng lượng tái tạo đang gặp phải. Về vấn đề thiếu vốn và tài chính, Blockchain cho phép các nhà sản xuất đang thiếu vốn hoặc cần huy động vốn có thể kêu gọi đầu tư bằng cách phát hành các mã token năng lượng ra công chúng. Nhờ đó, các công ty có thể tiếp cận các nhà đầu tư một cách nhanh nhất, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.

Ngoài ra, Blockchain cũng tạo ra sự minh bạch trong các hệ thống quản lý và theo dõi năng lượng tiêu thụ hiện có. Điều này có thể hỗ trợ việc áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và gió, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ Blockchain để chống lại các vấn đề về biến đổi khí hậu cũng có nhiều khó khăn và hạn chế. Theo đó, Blockchain cần một bộ quy tắc và giao thức thống nhất mà tất cả các bên liên quan có thể đồng ý để quản lý tín dụng carbon và theo dõi lượng khí thải một cách hiệu quả. Nhiều mạng Blockchain có dung lượng khiêm tốn và chỉ có thể xử lý một số lượng nhỏ giao dịch.
Mặc dù công nghệ Blockchain vẫn còn ở giai đoạn “trứng nước” về mặt áp dụng và phát triển, nhưng ứng dụng tiềm năng của nó trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu là rất hứa hẹn. Vì vậy, cần có sự kết hợp của những công nghệ khác và cần đưa ra những giải pháp để giải quyết những thách thức phức tạp của việc chống lại biến đổi khí hậu.
Có thể bạn quan tâm:

