Blockchain ‘xóa sổ’ các thủ tục giấy tờ quá trình vận chuyển cao su

Ngày 31/1, công ty cổ phần bù trừ chứng khoán Nhật Bản (JSCC) đã thông báo rằng, họ đang sử dụng công nghệ Blockchain để số hóa các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc vận chuyển cao su khi hợp đồng tương lai đáo hạn. JSCC cũng có kế hoạch sử dụng Blockchain cho các mặt hàng giá trị lớn như vàng và bạch kim trong tương lai.
JSCC đảm nhiệm các nghĩa vụ của người bán hay người mua với vai trò là một đối tác trung tâm thị trường chứng khoán chính tại Nhật Bản chịu trách nhiệm thanh toán bù trừ các giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, các công cụ phái sinh hàng hóa được niêm yết và một số loại giao dịch qua quầy (OTC), bao gồm các hợp đồng hoán đổi nợ xấu và trái phiếu của chính phủ Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, hợp đồng tương lai của cao su được thanh toán bằng cách sử dụng lệnh giao hàng’ tương tự như chứng nhận vận chuyển tại Mỹ. Người bán nhận sẽ được một tài liệu có con dấu được đính kèm bởi nhà điều hành kho xác nhận việc lưu trữ hàng hóa và tài liệu được gửi cho người mua để thanh toán.
Nhưng giờ đây, những thủ tục rườm rà đó đang được thay thế bởi công nghệ Blockchain. Theo đó, công nghệ Blockchain giúp xác minh nguồn gốc và quá trình vận chuyển, sau đó được chuyển cho người mua trực tuyến. JSCC sẽ áp dụng công nghệ Blockchain vào các hợp đồng giao hàng từ tháng 1 năm nay.
Bộ Tư pháp Nhật Bản cũng dự kiến sẽ ứng dụng tiềm năng pháp lý của việc token hóa biên lai kho hàng cho các đơn đặt hàng tương lai.
Công nghệ Blockchain xuất hiện giúp giải quyết hai bài toán khó là sự minh bạch và loại bỏ các thủ tục giấy tờ không cần thiết. Blockchain được ứng dụng để quản lý, theo dõi vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu với hệ thống minh bạch dữ liệu đã được ghi nhận thì không thể sửa đổi. Nếu các thông tin về hàng hóa được lưu trữ trên Blockchain từ khâu sản xuất, nuôi trồng tới khi xuất nhập khẩu, sẽ dễ dàng xác định được nguồn gốc, chất lượng, tỷ lệ nội địa và các thông tin liên quan khác để áp mức thuế phù hợp và chính xác tối đa.
Mới đây, Blockchain còn được sử dụng để theo dõi quá trình phát triển của cây cần sa. Công ty Global Compliance Applications Corp (GCAC), công ty hàng đầu thế giới về thiết kế đã phát triển vườn ươm cần sa hay còn được gọi là công ty Mendocino. Được biết, đây là một phần trong dự án EMTRI, sử dụng công nghệ Blockchain để truy xuất nguồn gốc và theo dõi gen di truyền, quá trình phát triển của cây cần sa. Các bản sao sẽ được chứng nhận bằng một hợp đồng thông minh trên công nghệ Blockchain để truy xuất nguồn gốc và theo dõi gen di truyền của chúng.
Công nghệ Blockchain giúp giải quyết nỗi lo lắng về thực phẩm bẩn của các bà nội trợ khi mua hàng vì công nghệ này cung cấp một cách thức mới trong việc ghi chép, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu. Mới đây, tỉnh Đồng Nai đã trở thành đại phương đầu tiên trên cả nước được thí điểm áp dụng công nghệ quản lý chăn nuôi theo công nghệ Blockchain, góp phần quan trọng quản lý dịch bệnh ngày càng hiệu quả. Tổng cục Thống kê đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai triển khai hệ thống Blockchain có tên TE-FOOD để quản lý chăn nuôi. Công nghệ này được áp dụng trong những trang trại chăn nuôi từ 30 con lợn và 1.000 con gà trở lên, giúp giám sát dịch bệnh, sản lượng tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc đối với thịt lợn, thịt gà.
Việt Nam cũng xây dựng hệ thống truy xuất và xác thực nguồn gốc trên nền tảng công nghệ Blockchain nhằm phục vụ quản lý chuỗi sản xuất và tiêu thụ hạt tiêu Việt Nam, giúp nâng cao giá trị của chuỗi sản phẩm tiêu. Ngoài ra, việc ứng dụng này sẽ cung cấp thêm một giải pháp hiệu quả trong việc kiểm định và truy xuất nguồn gốc thực phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, vốn đang còn nhiều tồn tại và bất cập hiện nay của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm:

