Blockchain giúp ngành tài chính truyền thống tiết kiệm 100 tỷ USD mỗi năm

Blockchain giúp ngành tài chính truyền thống tiết kiệm 100 tỷ USD mỗi năm

TIN TÀI CHÍNH
19/05/2023 by Kiều Thuận
59
DLT mang lại lợi ích kinh tế lớn cho TradFi Báo cáo mới của Hiệp hội thị trường tài chính toàn cầu (GFMA) cho thấy nếu thị trường tài chính truyền thống tích cực áp dụng công nghệ DLT, sẽ có thể tiết kiệm 100 tỷ USD/năm hoặc hơn thế nữa. Ngày 16/5, nhóm vận
cryptoday-blockchain-giup-tradfi-tiet-kiem-tien_Pz4ArlBsZm_2023051708

DLT mang lại lợi ích kinh tế lớn cho TradFi

Báo cáo mới của Hiệp hội thị trường tài chính toàn cầu (GFMA) cho thấy nếu thị trường tài chính truyền thống tích cực áp dụng công nghệ DLT, sẽ có thể tiết kiệm 100 tỷ USD/năm hoặc hơn thế nữa. Ngày 16/5, nhóm vận động hành lang lĩnh vực tài chính truyền thống cùng công ty tư vấn quốc tế Boston Consulting Group (BCG) đã yêu cầu cả cơ quan quản lý và tổ chức TradFi xem xét một cách nghiêm túc về tiềm năng cũng như lợi ích mà DLT và Blockchain mang lại.

DLT là một hệ thống kỹ thuật số cho phép người dùng và hệ thống ghi lại các giao dịch liên quan đến tài sản. Công nghệ sổ cái phân tán lưu trữ thông tin tại nhiều địa điểm ở bất kỳ thời điểm nào. Còn Blockchain chính là một dạng của DLT.

Tác động của DLT đối với các yếu tố thị trường khác nhau.

Tác động của DLT đối với các yếu tố thị trường khác nhau. Nguồn: GFMA

CEO của GFMA, Adam Farkas nhận định: “Công nghệ sổ cái phân tán hứa hẹn sẽ thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới. Chính vì vậy, không nên bỏ qua hay cấm DLT khi các biện pháp giám sát và phục hồi theo quy định đã tồn tại”. Theo báo cáo của GFMA, DLT rất phù hợp cho các quy trình thế chấp trong thị trường phái sinh và cho vay. Nhờ đó mà TradFi để giành được 100 tỷ USD và dùng số tiền này phân bổ cho các hoạt động cần thiết khác.

Ngoài ra, nếu tận dụng tối đa smart contract (hợp đồng thông minh) chạy trên chuỗi khối, sẽ củng cố và tự động hóa nhanh các quy trình thanh toán bù trừ và thanh toán, TradFi có thể  giảm 20 tỷ USD chi phí mỗi năm.

BCG phân tích, các thị trường giao dịch sơ cấp và thứ cấp có ít khả năng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do công nghệ gây ra. Tuy nhiên, quá trình mã hóa ở những thị trường như vậy sẽ giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro, đồng thời, tăng tính thanh khoản.

Tin tức trên được đưa sau 2 tháng khi ngân hàng đầu tư Citi cho biết thị trường toàn cầu cho các tài sản được mã hóa dựa trên Blockchain sẽ đạt từ 4.000 tỷ đến 5.000 tỷ USD vào năm 2030. Nếu điều này xảy ra, sẽ đánh dấu mức tăng 80 lần so với giá trị của những tài sản đang bị khóa trên Blockchain ở thời điểm hiện tại.

DLT, Blockchain – xu hướng công nghệ của xã hội ngày nay

Hiện tại, các nước trên thế giới ngày càng hưởng ứng việc nghiên cứu và ứng dụng DLT và Blockchain. Ngày 23/3, công ty thanh toán bù trừ chứng khoán châu Âu Euroclear công bố lượng tài sản lưu ký của họ lên tới 40,9 tỷ USD, một con số không hề nhỏ. Euroclear đã quyết định đầu tư vào tập đoàn tài chính Fnality để tập trung phát triển và tích hợp DLT vào hệ thống thanh toán của mình. Mục đích của Euroclear là tăng tốc độ và hiệu quả của các hoạt động sau giao dịch trong các lĩnh vực như phát hành thị trường, giao dịch ký quỹ và thanh toán lãi suất.

Các nước trên thế giới ngày càng hưởng ứng việc nghiên cứu và ứng dụng DLT và Blockchain.
Các nước trên thế giới ngày càng hưởng ứng việc nghiên cứu và ứng dụng DLT và Blockchain.

Tháng 11 năm ngoái, Sở Giao dịch Chứng khoán Úc (ASX) đã phải tạm gác kế hoạch ứng dụng DLT vào hệ thống thanh toán bù trừ có tuổi đời 25 năm của mình và để lại khoản lỗ trị giá 170 triệu USD trong suốt 5 năm nghiên cứu. Đây chỉ là một trường hợp hy hữu thất bại khi đưa DLT vào thanh toán.

Xem thêm: Ủy ban Tài chính Anh: Tiền điện tử là hình thức cờ bạc

Có lẽ trong cuộc chạy đua Blockchain và DLT phải kể đến 2 cái tên luôn mang đến những thành tựu đáng ngạc nhiên là Trung Quốc và Mỹ. Tháng 5 này, Học viện Điện toán biên và Blockchain Bắc Kinh của Trung Quốc đã đi vào hoạt động nhằm đào tạo nửa triệu học viên thành chuyên gia Blockchain. Thành phố lớn nhất Trung Quốc, Thượng Hải cũng triển khai kế hoạch 5 năm lần thứ 14 để phát triển nền kinh tế kỹ thuật số. Các lĩnh vực mà chính quyền thành phố hướng đến là trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, điện toán đám mây,… Ngoài chính phủ, các ông lớn công nghệ ở Trung Quốc như Alibaba, Tencent, Baidu,… cũng tạo ra những nền tảng Blockchain của riêng mình và dùng tiền tệ pháp định làm phương tiện thanh toán.

Xem thêm: Luật thuế mới của EU đưa ra yêu cầu hà khắc với tiền điện tử

Còn tại Mỹ, dù chính phủ đang dành nhiều thời gian để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến tiền điện tử nhưng họ vẫn chú tâm vào công nghệ đã tạo ra cơ sở hạ tầng cho loại tiền này. Đầu tháng 5, nước này tuyên bố sẽ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế cho DLT. Một phần là để có chính sách cho việc áp dụng DLT, Blockchain vào mọi ngành nghề, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển sau lạm phát, phần còn lại là để thực hiện chiến lược “tẩy chay” tiền điện tử.

Có thể bạn quan tâm:

Tỷ lệ nắm giữ tiền điện tử của PayPal tăng 56% trong quý I/2023

Pepe coin trở thành ‘miếng mồi béo bở’ của những kẻ lừa đảo

USDC, USDT được đề xuất dùng để thanh toán khoản bảo lãnh tại ngoại

vn 728_90 (1)

Add a comment