Bản tin ngày 30/4: Bitcoin, ICP và Solana tăng giá nhiều nhất trong tuần qua

Mục Lục Bài Viết
Bitcoin, ICP và Solana tăng giá nhiều nhất trong tuần qua
3 ứng cử viên dẫn đầu đường đua tăng giá này là Bitcoin (BTC), Solana (SOL) và dự án máy tính Internet (The Internet Computer Project – ICP). Bitcoin tăng khoảng 7,5% so với thời điểm cuối tuần trước, được giao dịch với giá 29.295 USD tại thời điểm viết bài.
Cụ thể, “vua của các loại tiền điện tử” đã giảm xuống còn 27.500 USD vào thứ Hai, nhưng chỉ 2 ngày sau đã lên lại mốc 29.000 USD. Động thái giá Bitcoin tăng được lý giải một phần là bởi cổ phiếu ngân hàng First Republic giảm 50% vào thứ Ba, theo Decrypt. Báo cáo hàng quý mới nhất của ngân hàng cho thấy lượng tiền gửi giảm rõ rệt, báo động về tính thanh khoản của ngân hàng này.
Khi các tổ chức tài chính truyền thống gặp khó khăn, nhà đầu tư thường tìm đến Bitcoin, vàng để đầu tư. Thực tế chứng minh giá Bitcoin đã tăng khi tin tức về ngân hàng Credit Suisse mất khả năng thanh khoản xuất hiện. Solana cũng có màn tăng giá ấn tượng, 11% trong vòng 7 ngày qua và hiện được giao dịch ở mốc 23,35 USD. ICP cũng tăng mạnh ở mốc 16,6%, hiện được giao dịch ở mức 6,58 USD.
Phần mềm độc hại mới của macOS xâm phạm mật khẩu iCloud, thẻ tín dụng, ví tiền điện tử
Công ty bảo mật Cyble Research & Intelligence Labs đã phát hiện tin bài rao bán phần mềm độc hại Atomic macOS Stealer (AMOS) trên Telegram. Phần mềm liên tục được tiếp thị trên các hội nhóm, hiện có giá 1.000 USD/tháng.
Kẻ tạo ra phần mềm độc hại này đang update các tính năng mới để nó chạy hiệu quả hơn. Trong phiên bản hiện tại, AMOS có thể truy cập mật khẩu iCloud, thông tin hệ thống, tệp từ thư mục tài liệu và máy tính để bàn cũng như mật khẩu của máy Mac.

Nó có thể xâm nhập vào các ứng dụng trình duyệt như Chrome và Firefox, trích xuất thông tin tự động điền, mật khẩu, cookie, ví và thông tin thẻ tín dụng. Các loại ví tiền điện tử như Electrum, Binance, Exodus, MetaMask và Atomic cũng nằm trong phạm vi tấn công. Tin tặc đang rao bán phần mềm độc hại dưới dạng dịch vụ, bao gồm bảng điều khiển web, công cụ Brute MetaMask, đăng nhập Telegram bằng thông báo,… cho người mua.
Sau khi phần mềm độc hại xâm phạm thông tin của người dùng, nó sẽ nén dữ liệu vào tệp ZIP và gửi lại cho bên độc hại thông qua URL máy chủ C&C. Cyble có phân tích chi tiết về cách thức hoạt động của phần mềm độc hại trong bài đăng mới nhất của mình.
Lightning Labs phát hành bản cập nhật cho công cụ quản lý nút mạng Litd
Bản nâng cấp mới này sẽ giúp mọi người sử dụng Lightning Network dễ dàng hơn. Lightning Network là giải pháp Layer 2 chạy trên mạng Blockchain Bitcoin, giải pháp người dùng nhanh chóng gửi và nhận BTC hầu như không mất phí.
Lightning Labs, công ty công nghệ đứng sau phát triển nền tảng Lightning Network, đã phát hành bản cập nhật cho công cụ quản lý nút mạng Litd, giúp Bitcoin và Lightning dễ sử dụng hơn.
Người dùng cần chạy 1 nút Lightning để gửi và nhận thanh toán trên mạng mà không cần giám sát, nghĩa là có sự tham gia hay hỗ trợ của bên thứ 3. Đây là một kỳ tích đối với người dùng khi họ không cần dành hàng giờ để tìm hiểu thông tin về các giao thức khác nhau khi có nhu cầu gửi và nhận Bitcoin.
Công cụ Litd đóng vai trò người giám sát một số tính năng thay người dùng để họ không phải quản lý chúng trực tiếp, thường là các tính năng đòi hỏi kiến thức về công nghệ và khó thao tác, từ đó, việc sử dụng Lightning trở nên dễ dàng hơn.
Binance Labs – nhánh VC trị giá 9 tỷ USD của Binance vẫn tiếp tục “mọc cánh”
Trong bối cảnh sàn tiền số lớn nhất thế giới theo vốn hóa thị trường Binance cùng CEO Changpeng Zhao đang bị Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) kiện vì hoạt động giao dịch chưa đăng ký, chi nhánh đầu tư Binance Labs của sàn vẫn tiếp tục phát triển. Tài sản của nó hiện đã tăng từ 7,5 tỷ USD vào năm ngoái lên 9 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại.
Giám đốc kinh doanh của Binance là ông Yibo Ling cho biết đơn vị liên doanh và ươm tạo tài năng Binance Labs có phạm vi hoạt động trên toàn cầu, không bị ảnh hưởng bởi áp lực ở Mỹ và các nơi khác. Ông chia sẻ với tờ The Block: “Các áp lực pháp lý ở Mỹ không thực sự ảnh hưởng đến Binance Labs dù bằng bất kỳ cách nào. Nó không ảnh hưởng đến chúng tôi nhiều lắm. Nếu thị trường muốn có những dự án tốt xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu, chúng tôi muốn có một cuộc trò chuyện (với các nhà chức trách, quản lý)”.

Tiền của chi nhánh VC thuộc Binance được đầu tư vào hơn 200 dự án từ hơn 25 quốc gia ở 6 châu lục. Trong số đó, 50 dự án đã được ươm tạo bởi Binance Labs. Theo sổ sách, hoạt động đầu tư mạo hiểm của Binance Labs đã tạo ra lợi nhuận đáng kể, gấp hơn 10 lần số tiền đã bỏ ra, theo đại diện của Binance.
Elon Musk bày cách kiếm tiền cho người sáng tạo nội dung trên Twitter
CEO Twitter Elon Musk gần đây đã thông báo các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm tiền trên mạng xã hội, với bản cải tiến mới cải thiện lợi nhuận cho họ. Theo đó, bản cải tiến lấy người dùng làm trung tâm, cho phép họ kiếm thêm thu nhập từ tất cả dạng bài đăng trên Twitter. Mục tiêu đằng sau là nhằm cải thiện mức độ tương tác của người theo dõi, tạo nguồn thu mới trên nền tảng truyền thông này.

Tính năng “Đăng ký” cho phép người dùng Twitter tính phí hàng tháng đối với người theo dõi theo một trong những mức giá được Twitter cung cấp. Chỉ những người đăng ký và trả phí mới có quyền truy cập vào những nội dung độc quyền của người tạo, thay vì công khai có tất cả những người theo dõi.
Twitter cho phép người sáng tạo giữ 97% doanh thu, phần chia sẻ doanh thu giảm xuống còn 80%. Gã khổng lồ truyền thông xã hội đã hợp tác với bộ xử lý thanh toán Stripe để đảm bảo các khoản thanh toán trên Twitter. Kể từ khi vị tỷ phú tiếp quản Twitter, nền tảng truyền thông đã thực hiện một số biện pháp quyết liệt để gia tăng doanh thu, bao gồm dịch vụ đăng ký Twitter có tick xanh. Theo Elon Musk, đây là nguồn doanh thu rất cần thiết đối với công ty.
Tencent Cloud cung cấp công cụ tạo gương mặt giả với giá 145 USD?
Tencent Cloud, dịch vụ điện toán đám mây của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, được cho là đã ra mắt dịch vụ tạo gương mặt giả (deepfake) và bán nó với giá 145 USD. Dịch vụ có thể tự phân tích các video dài 3 phút và 100 clip thoại để tạo ra 1 video deepfake hoàn chỉnh trong vòng 24 giờ.
Dịch vụ deepfake đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của Tencent để tạo ra một video giả mạo 1 cá nhân bất kỳ. Những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng điều này, phát tán rộng rãi video giả mạo gương mặt nạn nhân để lừa đảo hay gọi vốn nhờ giả danh người thân hay những nhân vật nổi tiếng. Elon Musk đã phàn nàn vào năm 2022 rằng có nhiều video giả mạo ông để quảng bá cho các vụ lừa đảo tiền điện tử.
Hãng tin tức The Register đã xác nhận dịch vụ trên là có thật, đồng thời cho biết trình tạo deepfake có thể phát triển bằng ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Anh. Tencent dự định sử dụng dịch vụ để lưu trữ thông tin thương mại được phát trực tiếp cho công dân nước này.
Mastercard “trình làng” giải pháp xác minh người dùng Web3
Giải pháp mới của gã khổng lồ thanh toán Mastercard muốn mang lại môi trường giao dịch an toàn cho người dùng, với các tiêu chuẩn do công ty đặt ra. Giải pháp Web3 có tên “Thông tin xác thực tiền điện tử Mastercard”, được công bố vào ngày 29/4, sẽ có những tiêu chí riêng để xác minh người dùng, từ đó giảm thiểu rủi ro có những kẻ xấu trà trộn trong không gian.
Trong video giải thích đi kèm được chia sẻ trên Twitter, Mastercard chia sẻ mục tiêu xây dựng một môi trường giúp các nhà cung cấp dịch vụ Web3 và Blockchain bảo mật giao dịch với người dùng.

Cụ thể, người dùng được cấp “mã định danh duy nhất cho thông tin xác thực tiền điện tử Mastercard”, cho phép họ xác minh ngay lập tức địa chỉ muốn gửi tiền đến đã được Mastercard kiểm tra, đáp ứng được tiêu chuẩn của gã khổng lồ thanh toán.
Trong trường hợp xấu nhất là tin tặc lọt qua kẻ hở bảo mật, có được mã định danh duy nhất, Mastercard vẫn nhanh chóng hủy bỏ xác minh nếu phát hiện có hoạt động bất chính nhờ giải pháp này.
Có thể bạn quan tâm:
